ShopMẹChin

9 Sai lầm khi pha sữa và cho bé bú các mẹ bỉm sữa cần tránh

Thứ Năm, 06/07/2023
Vân Anh

Việc pha sữa không chỉ đơn giản là chuẩn bị đủ lượng nước, nhiệt độ phù hợp, cho đủ số lượng thìa sữa... xuất phát từ tình yêu thương dành cho con, cháu, không ít bà mẹ đã nghĩ ra những "chiêu thức" pha sữa của riêng mình với hy vọng sẽ tăng thêm hiệu quả khi cho trẻ uống sữa. Dưới đây là những sai lầm tai hại của không ít mẹ khi pha sữa cho con dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại.

1. Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng

Lò vi sóng là một giải pháp khá tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian khi muốn hâm lại sữa cho bé. Tuy nhiên, do lò vi sóng có nhiệt độ cao, trong thời gian ngắn nên có thể gây thất thoát chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cách này còn làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng, nếu mẹ không chú ý có thể gây bỏng miệng bé.

2. Tự ý thay đổi công thức pha sữa

Sữa công thức tức là sữa được pha theo công thức quy định, mẹ tuyệt đối không pha sai chỉ dẫn ghi trên hộp sữa. Mẹ không nên tùy ý pha loãng sữa đi vì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng bé cần, cũng không được pha sữa đặc quá sẽ khiến bé khó tiêu, gây lắng đọng trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng gan thận của bé.

3. Dùng nước khoáng pha sữa cho bé

Hàm lượng khoáng, lượng muối và canxi trong nước khoáng cao hơn khả năng hấp thu của cơ thể trẻ. Điều này sẽ gây hại cho cơ thể non nớt, gây dư thừa, lắng đọng trong cơ thể, dẫn đến ngộ độc và gây hại cho thận.

4. Pha sữa bằng nước có nhiệt độ không đủ nóng

Đa phần các loại sữa công thức thường được pha ở nhiệt độ 30 độ C, cá biệt một số loại sữa pha ở nhiệt độ 70 độ C. Ít có sữa công thức nào cho trẻ dưới 1 tuổi được pha ở nhiệt độ 100 độ C.

Khi pha sữa công thức cho bé, không ít bà mẹ thường ước lượng nhiệt độ khiến nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu lỡ pha nhiệt độ quá nóng thì sẽ chờ sữa nguội bớt rồi cho bé bú. Đây là sai lầm tai hại mẹ cần nên tránh. Vì pha sữa không đúng nhiệt độ, quá nóng hoặc quá nguội đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa cho bé.

5. Cho bé bú quá lâu

Sữa ấm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Thêm vào đó, vi khuẩn trong miệng bé tiết ra trong quá trình bú cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa. Vì vậy, nếu bé không uống hết sữa sau một cữ bú thì mẹ không nên giữ sữa quá lâu. Nếu sau 2 giờ bé không uống hết sữa thì nên đổ bỏ.

6. Để bé ngủ trong lúc bú

Việc bé vừa ngủ vừa bú có thể khiến bé bị nôn trớ, rối loạn tiêu hoá, nguy cơ bị sặc sữa,... hay gặp phải những nguy hiểm khôn lường như tình trạng sặc sữa, gây trào ngược, tắc đường thở, thậm chí có thể tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

7. Ép trẻ bú quá nhiều

Thông thường, bé chỉ dừng bú sữa khi đã no. Việc mẹ cố ép con uống thêm một chút sữa có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Quan trọng hơn, trẻ dễ bị ác cảm với việc bị mẹ ép uống sữa dẫn đến chán uống sữa, lâu dần có thể bỏ sữa.

8. Để bé tự bú sữa một mình

Mẹ để bé tự bú sữa sẽ rèn luyện khả năng chủ động và tự lập của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé một mình trong lúc bú bình vì rất có thể trẻ sẽ bị sặc, bị nôn trớ, trào ngược, nghẹt thờ...

9. Hâm nóng bình sữa hơn 10 phút

Mẹ nên lấy bình sữa ra trong vòng 10 phút sau khi hâm. Không nên hâm sữa quá lâu vì chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến trẻ bị đau bụng, nôn, trớ, tiêu chảy...

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Liên hệ qua Zalo
hotline
0987569789